Hiện nay có không ít người ưa chuộng những giống hoa hồng nhập ngoại, đây là giống hồng mới, người trồng muốn tạo sự khác biệt, những giống hoa hồng này rất đẹp hương thơm đậm hoa nở to nhưng nó có một nhược điểm là không thích hợp với khí hậu nước ta do đó việc trồng và chăm sóc khá khó khăn.

Trong khi đó cũng có không ít những người vẫn giữ nét truyền thống với những bông hoa hồng cổ của Việt Nam, giữ lại nét cổ xưa của cha ông để lại và đặc biệt chúng thích nghi tốt với khí hậu nước ta, phát triển mạnh mẽ. Hồng cổ được chia làm hai loại, loại bản địa (hồng Đào, hồng bạch cổ, hồng quế,…) và hồng ngoại từ Anh, Pháp được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu rồi (Cổ Vân khôi, cổ Sapa, cổ Hải Phòng, bạch trà…) – những giống này có màu sắc và hương thơm rất quyến rũ.

Giới thiệu 2 giống hoa hồng cổ siêu đẹp của việt nam

Đặc điểm chung của những giống hoa hồng cổ Việt Nam

Tôi biết có rất nhiều a chị từ khi bước chân vào trào lưu trồng hồng, chơi hồng họ luôn chọn cho mình những giống hoa có màu sắc rự rỡ nhất, bông to nhất, thơm mạnh nhất,… nhưng khi đã trải nghiệm qua đủ, họ lại sưu tầm, quay về với hồng cổ nhiều hơn. Bởi vì, những người chơi đa phần là dân công sở, hoặc người đã nghỉ hưu, chơi hoa, thưởng hoa là thú vui nhưng không thể vì thế mà từ bỏ quá nhiều thời gian, thậm chí cả sức khỏe để phun thuốc trị bệnh, thuốc kích thích cho đám hồng ngoại xinh đẹp được, nhất là những gia đình có con nhỏ, ở chung cư chật hẹp…

Tuy nhiên, những bông hồng cổ lại có sức sống mạnh liệt khác hẳn giống hoa hồng ngoại, chúng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nước ta nhất là ở miền Bắc, mùa đông thì rất lạnh còn mùa hè thì rất nóng, phù hợp với khí hậu mọi miền đất nước. Cây trồng được nhiều năm có những cây sống được cả trăm năm mà không hề bị thoái hóa giống do giống hoa hồng thuần thích nghi lâu dài. Cây có khả năng kháng trừ sâu bệnh rất tốt, nếu càng trồng lâu cây càng sai hoa nhé.

Một góc ban công hoa hồng cổ sapa
Một ngôi nhà được chủ nhân khéo léo bố trí, trồng những cây hồng cổ Sapa và hồng Đào cổ vô cùng ấn tượng. (Ảnh sưu tầm)
Hoa hồng cổ sapa trồng buông rủ từ sân thượng nhà của một cô giáo yêu hoa ở Đông Anh, Hà Nội

Những giống hồng cổ Việt Nam đều ưa thoáng mát, ưa ánh sáng, cần nhiều nắng để sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng hoa hồng nhưng ban công hay sân thượng đều có mái che, hãy thử tham khảo cách trồng như ảnh trên: phần gốc trong chậu đặt trong phần sân có mái che, tán cây đua ra bên ngoài đón nắng.

Các loại hoa hồng cổ quý của Việt Nam

Hoa hồng cổ Sapa

Giống hồng cổ Sapa được du nhập từ Pháp vào nước ta từ thế kỷ 19, cây thuộc dạng thân bụi lớn có những cây trồng theo kiểu bán leo, cây cao có những cây nếu sống trong môi trường thích hợp có thể cao tới 5m. Hoa có màu hồng đậm, đỏ, tím nhưng có lẽ phổ biến nhất mà ta thấy được chính là màu hồng phấn, mỗi bông khi nở có kích thước lớn, được tạo nên bởi rất nhiều những cánh hoa lớn nhỏ khác nhau xếp xen kẽ.

Hồng cổ sapa
Hồng cổ sapa trồng làm vòm cổng

Do đặc tính của hồng cổ sapa là vươn mầm khoẻ và dài nên dù cổ sapa là hồng bụi người chơi vẫn có thể đào tạo chúng thành những giàn hoa hồng leo đẹp tuyệt vời.

Một gợi ý hay để tạo một giàn hồng cổ sapa đẹp cạnh tường rào.
Một gợi ý khác về cách trồng hồng cổ sapa cạnh tường rào
Hồng cổ sapa được trồng làm hàng rào tại Nam Đinh
Hồng cổ sapa được trồng làm hàng rào
Hồng cổ sapa
Hồng cổ sapa chuẩn bị được đem giao cho khách tại một vườn hồng ở Hà Nội

Hồng Sapa cho hương thơm thoang thoảng đầy mê hoặc kết hợp với vẻ đẹp lộng lẫy thu hút mọi ánh nhìn. Hoa hồng cổ sapa có khả năng thích nghi tốt, cây sinh trưởng tốt, hoa sai ở mọi miền khí hậu, có điều cành mát và lạnh bông hoa sẽ to, cánh hoa dày và nhiều cánh hơn, độ to có thể ngang bát cơm.

Hoa hồng cổ Văn Khôi

Cây còn có tên khác là hồng Cung Phủ bởi vì trước đây, giống hoa hồng này rất quý, nó chỉ được trồng trong cung vua, phủ chúa những nơi cao sang, quyền quý mà thôi. Hoa hồng cổ đặc trưng bởi màu hồng phấn nhẹ nhàng giống như nét đẹp của những người thiết nữ vậy, những cánh hoa mỏng, nhẹ sắp xếp khéo léo ôm gọn lấy phần nhụy hoa.

Hoa hồng Văn Khôi (một số nơi gọi là hồng cổ Vân khôi) có hương thơm đậm đà, mỗi bông hoa khi nở xòe to nhìn rất đã mắt. Cây cho hoa quanh năm và rất sai hoa. Vì là giống hoa hồng cổ của Việt Nam vì thế cây có sức sống mạnh mẽ, thích nghi với mọi miền của tổ quốc.

Hồng cổ Vân khôi

Hoa hồng Đào cổ

Hoa hồng đào cổ thuộc dạng thân bụi, cây phân nhánh nhiều từ gốc, hoa có màu hồng phấn như đôi má đào của những cô thiếu nữ vậy. Phom của hoa có dạng cổ điển với nhiều lớp cánh xếp trồng đều xung quanh để lộ ra phần nhụy hoa màu vàng óng ánh. Nếu sống trong điều kiện thích hợp kích thước mỗi bông hoa có thể lên tới 10cm. Cây khá dễ trồng và dễ chăm sóc, sống tốt nếu trồng trong chậu nhé.

Hồng đào cổ trồng chậu trên ban công
Hồng đào cổ được tạo dáng Tree rose (hồng thân gỗ)

Nếu bạn đang tìm kiếm một giống hồng hội tụ đủ các yếu tố hoa thơm, sai hoa, siêng bông (lặp nhanh), khỏe và ít sâu bệnh thì hồng Đào cổ chính là một gợi ý tuyệt vời.

Hồng Đào cổ
Hồng Đào cổ (ảnh sưu tầm)

Với những cây đường kính tán trên 1m, mỗi lần nở là cả trăm bông khoe sắc, đảm bảo hàng xóm cả khu phố sẽ phải trầm trồ, ghen tỵ đấy ạ.

Hoa hồng leo cổ Hải Phòng

Đây là một trong số ít loại hoa hồng cổ của Việt Nam có màu đỏ nhung mịn màng đến vậy. Kiểu dáng của hoa hồng cổ Hải Phòng khá phổ biến, cánh hoa lượn sóng, mùi thơm nhẹ. Khi nở kích thước mỗi bông hoa khá lớn, có một đặc điểm đó là hoa nỏ bền, có bông nở được đến gần 1 tháng, khi tàn hoa héo trên cành chứ không rụng xuống đất. Cây sai hoa và cho hoa quanh năm.

Cổ Hải phòng ngoài trồng để leo tường thì trồng để leo vòm cũng rất đẹp, với người trồng hoa, trải qua nhiều giống hồng leo ngoại khác, nếu được lựa chọn một cây hồng leo để làm đẹp cho nhà mình thì tôi chắc chắn lựa chọn leo cổ Hải Phòng đầu tiên. Bởi khó có thể tìm được một giống hồng leo khỏe, ít sâu bệnh, sai hoa, siêng hoa và hoa bền đến thế.

Hoa hồng bạch xếp Nam Định

Hoa có màu trắng thuần khiết, cánh hoa hơi xoăn xếp xen kẽ nhau. Khi nở đường kính hoa tối đa khoảng 8cm. Hoa có hương thơm nhẹ nhàng, nở quanh năm.

Hồng cổ bạch xếp (hay còn gọi là hồng bạch Nam Định)

Là một trong những giống hồng cổ khoẻ nhất, dễ trồng nhất, có thể nói ai cũng dễ dàng trồng được giống hồng này bởi khả năng chịu nắng, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, hoa nở quanh năm (trung bình 30-50 ngày một lứa hoa).

Hồng Bạch xếp tạo dáng tree rose (hoa hồng thân gỗ)
Hồng bạch xếp trồng chậu ở ban công

Hồng cổ bạch ho

Khác với bạch xếp, bạch ho có cánh to hơn, thưa hơn, bông hoa lớn hơn và thơm hơn. Sở dĩ gọi là cổ bạch ho là vì hoa có thể được sử dụng như một loại dược liệu chữa ho khá tốt bằng cách dùng cánh hoa hấp cách thủy cùng quất, đường phèn và mật ong.

So với hồng cổ Bạch xếp thì Bạch ho có vẻ “liễu yếu đào tơ” hơn, mong manh hơn ở tốc độ lớn nhanh cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Bù lại thì bông bạch ho có phom hoa giống hồng ngoại, đẹp hơn 1 chút.

Hồng cổ Bạch ho
Hồng cổ Bạch ho chụp cận bông

Hồng điều cổ

Hoa hồng điều cổ hay nó còn có tên gọi khác là cây hồng bạch đào, đây là giống hồng bản địa của nước ta vì thế nó thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu nước ta, không chỉ ở miền bắc mà cả trung, nam đều có nhé. Về nguồn gốc còn khá nhiều tranh cãi, tuy nhiên phần lớn cho rằng hồng Điều là sản phẩm đột biến từ hồng cổ bạch ho. Theo như sự tìm hiểu của chúng tôi tại các làng hoa lớn trồng nhiều cổ bạch ho, quả thật ng dân nơi đây đều khẳng định có những vườn cả vài trăm cây bạch ho mới có một cây hồng điều, hoặc có khi cả nghìn cây nhưng không có duyên chẳng được sở hữu. Bởi vậy mà Điều mới hiếm đến thế. Từ bông hoa, lá, thân cành đều giống đến trên 90% cổ bạch ho, trừ màu sắc bông.