cau-tao-gat-mua-o-to

Tìm hiểu cấu tạo gạt mưa ô tô và hệ thống gạt nước rửa kính

Gạt mưa ô tô và hệ thống gạt nước rửa kính là bộ phận quan trọng trên xe nhưng nhiều người dùng lại chưa thực sự hiểu và có sự quan tâm đúng mực với chúng. Hãy tìm hiểu cụ thể về cấu tạo gạt mưa ô tô sau đây.

Cấu tạo gạt mưa ô tô

Gạt mưa ô tô là bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ chiếc xe nào. Gạt mưa có công dụng gạt bỏ và tránh làm đọng nước phía cửa kính đầu xe khi trời mưa để đảm bảo tầm nhìn của tài xế luôn rõ ràng.

Cần gạt mưa được sản xuất vào năm 1896, được sử dụng với tất cả các dòng xe ô tô. Cấu tạo gạt mưa ô tô bao gồm:

  • Cần gạt nước bằng sắt, khá bền và ít khi phải thay.
  • Lưỡi gạt mưa bằng cao su hoặc silicon – đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kính chắn gió.
  • Khung gạt mưa bằng kim loại hoặc silicon đặc chế.

cau-tao-gat-mua-o-to

Cấu tạo gạt mưa ô tô – cụm công tắc gạt mưa

Tùy thuộc vào từng mẫu xe, từng phiên bản mà hệ thống gạt nước mưa ô tô có các chế độ điều khiển khác nhau. Về cơ bản, nó sẽ có những chế độ như: bật/tắt phun nước rửa kính; đối với chức năng gạt nước sẽ có nhiều chế độ như: Off – tắt, Low – gạt với tốc độ chậm, High – gạt với tốc độ cao, Mist – đi trong trời nhiều sương mù, INT – gạt gián đoạn.

cau-tao-gat-mua-o-to-1

Cấu tạo gạt mưa ô tô – Motor gạt mưa

Là động cơ điện một chiều có hai tốc độ quay nhanh và chậm.  Công tắc dạng cam có tác dụng làm cho motor luôn dừng ở một vị trí cố định. Vậy nên thanh gạt nước luôn được đảm bảo dừng đúng điểm dưới cùng của kính chắn gió khi tắt công tắc gạt nước.

Công tắc này có đĩa cam xẻ rãnh hình chữ V và 3 điểm tiếp xúc. Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc quy được đặt vào mạch điện đi vào motor gạt nước thông qua công tắc của hệ thống gạt nước làm cho motor gạt nước quay.

Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu như tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà không phải ở vị trí rãnh, thì điện áp của ắc quy vẫn được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào motor gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho motor tiếp tục quay.

Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh, vậy nên dòng điện không thể đi vào mạch điện và motor hệ thống gạt nước sẽ dừng lại. Tuy nhiên, do quán tính của phần ứng, motor không dừng ngay lập tức mà vẫn tiếp tục quay thêm một chút. Kết quả là tiếp điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam.

Cấu tạo gạt mưa ô tô – Bơm nước rửa kính

Bơm nước trong hệ thống gạt nước mưa ô tô là một bơm ly tâm do động cơ điện một chiều lai, đảm nhiệm vụ hút nước từ bình chứa phun tới kính chắn gió thông qua hệ thống ống dẫn nước và vòi phun.

cau-tao-gat-mua-o-to-2

Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể nhất hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo gạt mưa ô tô.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *