cách trồng và chăm sóc hoa hồng bạch nam định

Hoa hồng cổ Nam Định – hoa đẹp cho người yêu hoa

Vùng đất Nam Định không chỉ nổi tiếng với truyền thống hiếu học, với bánh nhãn, bánh gai, mà nó còn được nhắc đến bởi một loại hoa hồng cổ đặc trưng mang lại nét đẹp riêng cho vùng đất này đó chính là hoa hồng cổ Nam Định. Với sắc hoa trắng thuần khiết, tinh khôi cây còn có tên gọi khác là hoa hồng bạch Nam Định.

hoa hồng cổ nam định

Đặc điểm nổi bật của hoa hồng cổ Nam Định

Đây là loại cây thân gỗ thường được trồng thành từng bụi cây phân nhánh nhiều từ gốc, chiều cao của cây trong khoảng 0,5-1,5m, cây cho tán rộng theo kích thước của cây. Lá hoa hồng có màu xanh đậm nhiều khi nhìn vào ta thấy lá như có màu hơi tím, lá xanh quanh năm và rất ít khi thay lá, bởi thế trồng hồng cổ Nam Định để trang trí thì việc vệ sinh cũng không quá vất vả. Lá hồng có hình dáng thuôn dài, viền lá có răng cưa thưa, thân cây mềm mại.

đặc điểm hoa hồng bạch nam định

Hoa của hồng cổ Nam Định  có màu trắng tinh khiết, khi mới nở hoa có hình búp kiểu cổ điển còn khi nở bung thì xòe tròn, kích thước hoa lớn đường kính có thể lên tới 7cm, lớp cánh xếp với nhau khá dày số lượng cánh khoảng 50 cánh. Không chỉ hình thái đẹp, bắt mắt, hoa hồng cổ Nam Định còn có hương thơm dịu dàng, tạo cho người trồng có cảm giác thư thái, thoải mái. Cây cho hoa lâu tàn có thể nở đến 1 tuần đó. Giống hoa hồng này có tốc độ phát triển mạnh mẽ, cây rất sai hoa và nở hoa quanh năm nhé. Nếu trồng hoa hồng cổ Nam Định để trang trí thì ngôi nhà của bạn lúc nào cũng thật xinh đẹp và tràn ngập hương thơm.

Công dụng của cây hoa hồng cổ Nam Định

Cây cho hoa đẹp, hương thơm dịu, lại nở hoa quanh năm vì thế cây thường được trồng như một cây cảnh trang trí trồng ở sân vườn, ban công, hàng rào hay trồng trong chậu cảnh cũng rất đẹp nhé.

Bên cạnh đó cây còn được sử dụng để làm nước hoa hồng hay tinh dầu hoa hồng rất thơm đượm.

Khi trồng hoa ở ban công, với thân lá mềm mại tự buông thả mình xuống từ tầng trên xuống những tầng dưới tạo nên vể đẹp tự nhiên mà lãng mạn nhưng cũng không kém phần yên bình tĩnh lặng bạn nhé.

Trong đông y những cánh hoa hồng Nam Định còn được ngâm với mật ong để chữa ho rất hiệu quả đấy bạn.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng cổ Nam Định

Giống hoa hồng này có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng có lẽ thích hợp nhất vẫn là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất phù sa. Thời điểm thích hợp nhất nếu bạn muốn trồng hay nhân giống loại hoa hồng này có lẽ là màu xuân bắt đầu thứ tháng 2 đến tháng 4 hay vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 10.

cách trồng và chăm sóc hoa hồng bạch nam định

Việc tưới nước cho cây hồng Nam Định cũng cần phải lưu ý nhé, cần tưới nước 2 lần/ngày vài buổi sáng tối. Đặc biệt nên tránh ngập úng cho cây, đất trồng phải thoát nước tốt cũng như tưới nước không nên tưới quá nhiều.

Bón phân cho cây bạn nên lưu ý những điều sau: Khi mới trồng hồng cổ Nam Định bạn không nên bón phân mà chỉ nên bón lót ở dưới gốc cây, cứ như vậy cho đến khi cây phát triển ổn định, lúc đó bạn mới bón phân định kỳ, hàng tháng có thể bón cho cây nhưng cần nhả chậm phân bón hóa học hoặc chỉ bón phân hữu cơ.

Cây hồng này có thể chịu được nóng cũng chịu được lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20-35 độ C, cây ưa không gian thoáng đãng, nhiều nắng và gió. Mỗi ngày ta nên cho cây hứng sáng tối thiều 6 tiếng.

Vào mùa xuân nên thường xuyên cắt tỉa cho cây hoa hồng cổ Nam Định, bấm tỉa đi những cành già, bấm ngọn, hoa tàn để cây mọc nhiều cành nhánh. Như vậy khi vào thời điểm thích hợp cây sẽ nỏ nhiều hoa hơn, hoa đẹp hơn.

Cách phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây hoa hồng cổ Nam Định

Hoa hồng cổ có sức sống mạnh mẽ nhưng cũng rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công và đặc biệt một khi đã bị sâu bệnh cây rất khó có thể sạch bệnh 100% nhé. Bởi vậy để có một cây hoa hồng đẹp thì việc phòng chống sâu bệnh là rất quan trọng.

Các loại sâu bệnh hại cây đó là: nhện đỏ, rệp, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ xít…Đây toàn là những loại sâu bệnh khó phòng ngừa chính vì vậy ta cần xử lý kỹ lưỡng, khi cây bị sâu bệnh hại cần dùng tay bắt hoặc nếu quá nhiều ta sử dụng thuốc alfamite, kyodo, bomb, marshal, … để phòng trừ. Một số bệnh thường gặp: phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt,… có thể phòng trừ bằng Score 250 ND, Anvil 5SC, ….

Bên cạnh đó muốn đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống sâu bệnh ta nên phun thuốc cùng với chất bám dính.

 

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *