tác dụng của hoa hồng đào cổ

Hoa hồng đào cổ – hoa đẹp truyền thống cho người yêu hoa

Hoa hồng có màu hồng phấn giống như những cánh hoa đào tuyệt sắc ngày tết đồng thời đây cũng là một giống đào cổ ở Việt Nam bởi thế nó có tên là hoa hồng đào cổ. Hoa hồng đào cổ được cho là xuất hiện lần đầu tiên tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thaí Bình…và hiện nay nó đã được trồng nhiều ở cả nước, được nhiều người ưa chuộng trổng để trang trí nhà, đây là một giống hoa dễ trồng và dễ chăm sóc, cây thích  nghi được với nhiều hình thái thời tiết khí hậu khác nhau.

Tên gọi khác: cây hồng phấn, cây hoa hồng Pháp.

Tên khoa học: Rosa damascena Mill

Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ các nước châu Âu đặc biệt là nước Pháp

Đặc điểm nổi bật của giống hoa hồng đào cổ

Hoa hồng đào cổ thuộc loại thân bụi thấp, cây phân nhánh nhiều từ gốc nên cây khá nhiều cành nhánh, gốc cây có màu xanh rêu khá đậm thân có màu xanh, thân cây cao và có rất nhiều gai. Chính vì có nhiều cành đến vậy nên tán hồng khá rộng, khi cây cho hoa ta có cảm giác như nó đang bao trùng sắc hương cả một vùng vậy. Thân cây mềm dễ dàng buộc vào giàn nên ngoài trồng thành bụi cây còn được trồng leo giàn, nhưng bông hoa nở rủ xuống nhìn rất cổ điển và thơ mộng.

Hoa hồng đào cổ ra ra hoa đẹp quanh năm và có mùi rất thơm

Lá hồng đào cổ có răng cưa dày, lá ngắn và nhỏ ,mỗi cành là gồm 3 lá chét, cuống là dài riêng biệt hơn các giống hồng thông thường. lá có màu xanh đậm.

Một nét đặc trưng của giống hoa hồng đào cổ khác với những giống hồng cổ khác ở nước ta đó chính là ở màu sắc hoa. Cây cho hoa màu hồng phấn và màu của hoa biến đổi đậm hay nhạt phụ thuộc vào ánh sáng cũng như nhiệt đội thời tiết bên ngoài. Vào mùa hè khi nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt màu hoa sẽ đậm hơn, hoa nở nhanh hơn còn vào mùa đông thời tiết mát mẻ, ánh sáng yếu thì hoa sẽ nhạt màu, nụ hoa nở chậm hơn.

Hoa có nhiều cánh, cánh hoa mỏng, nhẹ đan xen vào nhau như những gợn sóng. Nếu sống trong điều kiện thích hợp, những bông hoa có thể nở to bằng chiếc bát ăn cơm. Những cánh hoa mọc nhiều che phủ hết những lớp nhụy vàng bên trong, hoa có mùi thơm nhẹ, dịu dàng, đài hoa có màu xanh đậm. Hoa có thể nở quanh năm và rất nhiều hoa. Mỗi khi hoa nở hương thơm lan tỏa cả một vùng tạo cho con người ta cảm giác thư thái, dễ chịu sau những giây phút căng thẳng.

Tác dụng của cây hoa hồng đào cổ

Giống hoa hồng cổ đào cho nhiều hia và mùi thơm đậm đà, quyến rũ mang đậm những nét cổ điển châu Âu, bởi thế cây được ưu ái trồng nhiều ở ban công, sân vườn, hay leo hàng rào, vòm cổng…để trang trí nhà, tạo nên nét đẹp, chấm phá cho ngôi nhà của bạn.

tác dụng của hoa hồng đào cổ

Đây còn là giống hoa hổng cổ có tuổi thọ rất cao, nếu bạn chăm sóc tốt và sống trong điều kiện thích hợp những cây hồng đào cổ có thể sống được cả trăm năm đó, vì thế nó đem lại giá trị kinh tế cao cho những người trồng hồng.

Một số người còn chiết xuất nước hoa, mỹ phẩm từ hoa hồng đào cổ, rất tốt mà lại an toàn nữa nhé.

Không chỉ thế, trong đông y người ta còn thường sử dụng cánh hoa hồng đào cổ hấp cùng mật ong, húng chanh, lá hẹ để chữa bệnh ho lâu ngày không khỏi.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng đào cổ

Đối với giống hồng đào cổ người ta thường sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống. Thời điểm thích hợp nhất để giâm cành là vào mùa xuân và mùa thu. Đây chính là thời điểm giúp cho cây hồng cho rễ nhanh và tỉ lệ sống của nó cũng cao nhất. Để giâm cành hồng cổ việc chuẩn bị đất và chăm sóc khá quan trọng, đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt . Cành chọn để giâm phải là cành bánh tẻ, nếu đang ra hoa thì càng tốt, cành có mắt thưa, mập mạp. Sau khi giâm cành cần phun thuốc kích thích sinh trưởng nhằm cho cành đâm mầm và bật chồi một cách nhanh nhất. Giâm cành hồng cổ khoảng 35 ngày là ta có thể mang trồng ngoài vườn hay trong chậu được rồi nhé. Cây đạt chuẩn là cây cho rễ dài 4cm.

cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng đào cổ

Hồng đào cổ là loại cây ưa sáng nên cần trồng ở nơi nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt cũng như cho hoa đẹp nhất.

Cây có sức sống mạnh mẽ, phù hợp với nhiều loại hình thời tiết khí hậu khác nhau nhưng cũng cần lưu ý đến chế độ nước và phân bón, việc tưới nước nên thường xuyên 2 lân 1 ngày vào buổi sáng tối, bên cạnh đó cũng cần bón thêm phân bón cho cây, Nếu phun phân bón lá thì ta nên làm 2 lần 1 tháng như thế sẽ kích thích hoa nở to hơn và lâu tàn hơn nữa nhé.

Cây hồng đào cổ cũng có thể gặp phải một số bệnh như nhện đỏ, bệnh đốm đen, phấn trắng… vì thế nếu phát hiện cây có hiện tượng sâu bệnh cần loại bỏ ngay, trồng cách ly và phun thuốc hữu cơ đặc trị.

Xem thêm: Ý nghĩa hoa hồng vàng

 

 

 

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *